Tổng quan 12 con giáp
Người xưa có những quan niệm và sự hiểu biết về thiên văn học cũng như các hệ quy chiếu mặt trời Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành.
Nên người ta đã sáng lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).
Không những thế mà những người thời xa xưa còn biết lấy mặt trời làm gốc. “Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ”. Gặp hôm trời mưa, u ám,mây đen… không thấy mặt trời, thật chả biết dựa vào đâu.
Ngoài ra theo tương truyền rằng có một người học thức rất giỏi về thiên văn học tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian.
Dưới đây là sự tổng quan của 12 con giáp: