Hôm nay, Thứ bảy ngày 21-12-2024

Ý nghĩa và nguồn gốc tết đoan ngọ cúng gì – ăn gì?

Đánh giá bài viết

Ý nghĩa và nguồn gốc tết đoan ngọ cúng gì – ăn gì? Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu? Đây là câu hỏi chắc hẳn không phải ai cũng biết câu trả lời.

Ý nghĩa và nguồn gốc tết đoan ngọ cúng gì - ăn gì?

Ý nghĩa và nguồn gốc tết đoan ngọ cúng gì – ăn gì?

Mời các bạn cùng với tu vi ngay moi tìm hiểu về nguồn gốc, các phong tục cũng như những món ăn trong ngày Tết truyền thống (mùng 5 tháng 5 âm lịch) của nhân dân ta.

Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước Á Đông. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa, Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh)
Rất nhiều người hiểu lầm và cho rằng Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đây là lý giải cho quan niệm sai lầm đó:

Truyền thuyết Khuất Nguyên ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc có một vị đại thần là Khuất Nguyên do can ngăn vua Hoài Vương không được và bị gian thần hãm hại, vì uất ức ông đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Để tưởng nhớ đến người trung nghĩa, dân Trung Quốc xưa cứ đến ngày đó của mỗi năm lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (vì sợ cá ăn mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Một ngày sau vụ mùa, người nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa thì sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người nông dân đau đầu không biết làm thế nào để giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có bánh gio, trái cây và mọi người ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Người nông dân làm theo thì chỉ một lúc sau sâu bọ chết hết. Lão ông còn dặn: Sâu bọ ngày này hằng năm rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng chưa kịp cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.
Để nhớ đến việc này, dân ta đặt cho ngày này là ngày “Tết giết sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ”.

Các phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Theo lệ, vào chính ngọ (12 giờ trưa), người dân ở các vùng thôn quê thường rủ nhau đi hái lá, bởi đây là lúc dương khí tốt nhất (mặt trời toả ánh nắng tốt nhất) trong năm.
Sau khi cúng tết Đoan Ngọ là các tục lệ như giết sâu bọ, sơn móng chân, móng tay, tắm nước lá mùi, hái thuốc vào giờ Ngọ, treo ngải cứu để trừ tà… Đến nay thì phần lớn các tục lệ trên đã bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục giết sâu bọ, tắm nước lá mùi và tục đi hái lá thuốc.

Một số món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cứ đến Tết Đoan Ngọ thì ở Việt Nam có rất nhiều món ăn để “giết sâu bọ”, sự phong phú và đa dạng theo từng vùng miền như: Bánh tro (gio) là món ăn truyền thống ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ một số nơi của Miền Bắc, thịt vịt là món ăn phổ biến trong ngày này của người miền Tây, bên cạnh đó còn có cơm rượu nếp và trái cây,…

Tết đoan ngọ với Bánh tro
Bánh tro có nhiều tên khác nhau như: bánh ú, bánh gio, bánh âm. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp thì bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Bánh tro có nhiều hình dáng khác nhau tùy vào từng địa phương (chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình tam giác). Có cả loại có nhân (ngọt hoặc mặn) và không nhân. Người làm phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro (đốt từ những cây rơm nếp vàng óng) đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng. Vị thanh mát của bánh tro quyện với vị ngọt ngào của đường mật làm bất kỳ ai dù ăn một lần cũng không thể quên thứ bánh giản dị này.

Tết đoan ngọ với  Cơm rượu nếp
Nói đến cơm rượu nếp thì chỉ cần ngửi thôi cũng đã đủ lâng lâng, ngây ngất bởi cái mùi thơm nồng,mùi men cay cay.
Cơm nếp dễ nấu nhưng nếu chọn phải loại men không ngon, không đạt chất lượng thì chắc chắn cơm rượu sẽ bị sượng, không ngấm và sẽ không có được vị vừa thơm thơm, ngọt ngọt, cay cay, tê nồng nơi đầu lưỡi.

Bên cạnh đó, gạo ngon, nhiệt độ, thời gian và cách ủ cũng là những thành tố rất quan trọng để làm nên món cơm rượu đặc sắc. Cơm rượu miền Trung được ép thành từng khối, cơm rượu miền Nam được viên tròn lại còn cơm rượu của người Bắc lại rời rạc. Nhưng hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền thì không khác nhau là mấy.

Tết đoan ngọ với Hoa quả theo mùa
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải.
Trái cây mùa hè rất đa dạng, phong phú và được bán rất nhiều ở các chợ nhưng cần phải lựa chọn thật kỹ để có được những trái tươi ngon, đạt chất lượng.

Tết đoan ngọ với Thịt vịt
Khác với người miền Bắc ăn cơm rượu nếp và hoa quả thì người miền Trung, trong ngày Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau (trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất).

Các bạn có thể đọc bài viết tại mục: blog cuộc sống

Đánh giá bài viết

Loading...

Gửi bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Loading...