Hôm nay, Thứ năm ngày 21-11-2024

Hiện tượng bóng đè là gì? Bị bóng đè liên tục phải làm gì theo góc nhìn tâm linh?

5/5 - (1 Đánh giá)

Hiện tượng bóng đè là gì? bị bóng đè liên tục, nghe thấy tiếng nói khi ngủ trưa, vào ban ngày, ban đêm, buổi chiều có nguy hiểm, chết không, phải làm sao, có phải ma không dưới góc nhìn khoa học và tâm linh.

Khảo sát của các nhà nghiên cứu tâm thần học có khoảng hơn 40% dân số trên thế giới ít nhất một lần đã từng bị bóng đè. Có nhiều người cho rằng bóng đè là do người âm, ma quỷ gây ra hay do bản thân họ bị yếu bóng vía. Bài viết của chúng tôi sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về hiện tượng này.

1. Hiện tượng bóng đè là gì?

  • Có những người đang ngủ thì chợt thức giấc và nhận ra mình đang ngừng thở, người tê cứng, như bị ai trói chặt, không thể nhúc nhích được, như có vật gì rất nặng đè lên người. Mặc dù cố gắng để thức dậy, thoát ra khỏi cảm giác ấy nhưng chân tay vẫn không cử động.
  • Trong lúc hoảng sợ muốn gọi người bên cạnh lay giúp để thoát khỏi trạng thái đó nhưng chỉ có thể phát ra những tiếng ư ơ không rõ ràng. Thường phải mất một khoảng thời gian lâu sau đó mới trở lại bình thường được.
  • Bóng đè dưới góc nhìn khoa học là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không làm tổng thương thân thể, xuất hiện ở người mỗi khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược và những người hay bị ảm ảnh vì những điều vẩn vơ, bế tắc trong nhiều ngày dẫn đến tinh thần hoảng loạn. Những người hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… cũng dễ bị bóng đè hơn.
Hiện tượng bóng đè là gì? Bị bóng đè liên tục phải làm gì theo góc nhìn tâm linh?

Hiện tượng bóng đè là gì? Bị bóng đè liên tục phải làm gì theo góc nhìn tâm linh?

  • Theo quan niệm tâm linh, mỗi con người đều có hai thành tố: phần Thực thể (phần vật chất nhìn thấy bằng sắc tướng) và phần Tâm thể (phần vật chất vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường). Trong phần Tâm thể có ba hình thái là Hồn, Vía và Phách.
  • Thể Vía và thể Phách như một cái khung bao quanh cơ thể sinh học. Thể Vía có mỗi quan hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan. Đó cũng chính là lí do tại sao người ta lại cho rằng những người yếu bóng vía lại thường hay bị bóng đè.
  • Phong thủy cũng là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng bị bóng đè thường xuyên. Hướng nhà không tốt cũng dễ bị bóng đè khi ngủ. Như cổng chính hoặc cửa nhà đối diện với ngã 3 ngã 4 tạo thành đường thẳng đâm vào nhà.
  • Khi đó sóng bức xạ hay tia hồng ngoại của người và các loại xe ngoài đường sẽ chiếu thẳng vào nhà, gây cho cơ thể chúng ta có cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Người lúc nào cũng trong trạng thái chóng mặt, lâng lâng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, dễ xảy ra hiện tượng mê sảng, mệt mỏi khi ngủ.

2. Các trạng thái của hiện tượng bị bóng đè khi ngủ

  • Mỗi người cũng có những hiện tượng bóng đè khác nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là cảm giác tức ngực, khó thở và không thể cử động hay kêu la được… Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn cảm giác lo sợ, tim đập nhanh và không thể ngủ tiếp được nữa. Ngành tâm thần học phân tích bóng đè được chia thành 3 kiểu:

        + Ảo giác đột nhập: Người bị bóng đè nghe thấy tiếng nói, có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, khi tỉnh dậy cảm giác các cơ mỏi nhừ như vừa hoạt động quá sức.

       + Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị bóng đè dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác rất chân thật. Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đất mà chỉ ở lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Khi đó người bắt đầu đổ mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài phút thì mới bình tĩnh lại được.

       + Ảo giác thực thể: Kiểu bóng đè phổ biến nhất, nó xuất hiện thường vào lúc gần cuối giấc ngủ. Những người này bị bóng đè ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê cứng và không thở được. Chỉ đến lúc xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Có người do suy nhược cơ thể và thần kinh bởi bị bóng đè liên tục khiến họ hoảng sợ. Nhiều người bị bóng đè vào buổi trưa nhưng có người lại bị bóng đè ban dêm.

3. Bóng đè có phải ma không?

  • Bóng đè đã có từ vài nghìn năm trước đây. Nhưng thời đó người ta nghĩ rằng bị bóng đè là hiện tượng tâm linh huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Khi y học phát triển và hiện tượng bóng đè được các nhà tâm thần học lí giải.
  • Cuối cùng các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã kết luận rằng bóng đè là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn của não bộ bị đứt quãng. Khi đi vào trạng thái ngủ sâu, rồi tỉnh dậy sau đó nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Từ đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng bóng đè hay ác mộng.
  • Khoảng 40% người trên thế giới từng trải cảm giác bóng đè trong giấc ngủ. Những cảm giác ma quỷ, sợ hãi, khó chịu đó ám ảnh không ít người ở mọi nền văn hóa. Người thì cho rằng mình bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì nghĩ rằng mình nhìn thấy ma.
Hiện tượng bóng đè theo góc nhìn tâm linh

Hiện tượng bóng đè theo góc nhìn tâm linh

4. Bị bóng đè có nguy hiểm không?

  • Theo tiến sĩ y khoa Mỹ cho rằng bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn thức-ngủ thì bóng đè còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng bị bóng đè.
  • Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hiện tượng bóng đè có liên hệ gần với giấc ngủ có trạng thái REM. Những gì dường như xảy ra trong lúc bị bóng đè là một phần bộ não thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo nhận thức mọi vật xung quanh, trong khi một phần khác của não bộ như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động vẫn ở trong giấc ngủ có trạng thái REM khiến cho hầu hết cơ vận động của cơ thể bị tê liệt. Nói cách khác, tâm trí có ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.

5. Bị bóng đè khi ngủ thì phải làm sao?

  • Một số chia sẻ của những người bị bóng đè và cách khắc phục hiện tượng đó như là:

        + Bị bóng đè ban đêm thì trước khi đi ngủ kiếm nhọ nồi bôi vào gan bàn chân, hay lấy cành cây dâu tằm hoặc dao để dưới gối hoặc dưới giường. Niệm phật khi bị bóng đè cũng rất tốt.

        + Khi ngủ không nên để tay đè lên ngực và một vài đồ vật như gối ôm, không vắt chéo hai chân. Hơn thế nữa phòng ngủ nên thoải mái và thoáng mát giúp chúng ta ngủ ngon hơn.

        + Khi đi ngủ nên nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa sẽ ít bị bóng đè hơn. Nhiều người thần kinh yếu khi nằm ngửa rất hay bị nhưng sau khi tập nằm nghiên thì hiện tượng này dường như không còn.

       + Bị bóng đè khi ngủ thường do suy nghĩ căng thẳng, thức khuya thường xuyên. Vì vậy nên tập thể dục thường xuyên, để đầu óc thư giãn nhất có thể.

Hiện tượng bị bóng đè có rất nhiều lời giải thích từ góc nhìn khoa học cho đến tâm linh. Cũng như tuvingaymoi.com đã phân tích trên, nhưng suy cho cùng đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc và những tác động bên ngoài khác.

5/5 - (1 Đánh giá)

Loading...

Gửi bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Loading...